Tổ chức Nghĩa_trang_Père-Lachaise

Đường bao quanh (Avenue Circulaire) trong nghĩa trang vào mùa xuân

Nghĩa trang Père-Lachaise được thiết kế với chủ ý kiêm luôn chức năng của một công viên cho Paris. Hiện nay đây có thể coi là một trong những khu vực cây xanh rộng và đẹp nhất của thủ đô[2] với diện tích trên 44 hécta và 5.300 cây xanh, nhiều nhất là cây thích, cây tần bì, cây trắc bách diệpcây dẻ. Ngoài ra, đây cũng có thể coi là thiên đường của các loại chim, mèo hoang và thằn lằn. Ngày 1 tháng 4 năm 1986, nghĩa trang đã trở thành vườn bảo tồn (jardin du souvenir) của Paris và cho đến nay vẫn là khu vực cây xanh duy nhất của thủ đô nước Pháp có danh hiệu này[2].

Hiện nay các ngôi mộ trong Nghĩa trang Père-Lachaise được chia thành 97 khu (division) khác nhau, trong đó riêng khu 87 là nhà để tro (columbarium) và nơi hỏa táng (crématorium). Ở trung tâm nghĩa trang, nằm ở khu 55 đối diện với cổng chính ở đại lộ Ménilmontant là một nhà thờ nhỏ (chapelle) và đài tưởng niệm những người đã khuất (monument aux morts). Ngoài ra còn có một số đài tưởng niệm khác:

Ngoài khu 97 dành riêng cho các chiến sĩ kháng chiến và đảng viên Đảng Cộng sản Pháp, khu 28, 29, 38 và 39 có thể được coi là khu thống chế khi rất nhiều mộ của các thống chế, đặc biệt là các thống chế nổi tiếng dưới thời Napoléon được chôn ở đây như "thống chế thép" Louis Nicolas Davout (khu 28), thống chế Joachim Murat (khu 39), "người dũng cảm nhất" (le Brave des Braves) Michel Ney (khu 29),...